Tắc tia sữa là gì ? Tắc tia sữa mẹ sau sinh

  • Tắc tia sữa là gì ❓

Tắc tia sữa là hiện tượng khá phổ biến ở những mẹ sau khi sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm. Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị đọng lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này có thể khiến việc cho con bú và hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn.

Tắc tia sữa có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào sau khi sinh. Tuy nhiên thường hay gặp nhất là trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% phụ nữ cho con bú bị cương vú, căng tức, đôi khi cũng gặp trường hợp tắc tia sữa bị sốt hay tắc tia sữa thành cục cứng.

Tuy bệnh tắc tia sữa không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ, ví dụ như viêm vú từ đó gây ra nhiễm trùng hay áp xe vú rất nguy hiểm. Áp xe vú lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần người mẹ sẽ mất sữa, buộc dừng hẳn việc cho con bú và phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài.

  • Thời điểm thường xảy ra tắc tia sữa 🕰

Vài ngày sau sinh, bà mẹ cảm thấy vú nóng, nặng và cứng. Sữa bắt đầu được tiết ra thành các tia sữa trong tuyến vú căng sữa có cảm giác như nổi cục, mặc dù dịch sữa vẫn được tiết ra. Ðây là hiện tượng căng sữa thường xảy ra vào ngày thứ 2-3 sau sinh. Nếu không được can thiệp kịp thời, tắc tia sữa có thể làm cho mẹ dễ bị nhiễm trùng, sốt, trầm cảm sau sinh…

  • Triệu chứng của tắc tia sữa 🤱

Khi sờ vào bầu vú, mẹ cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng. Ngực căng cứng và to hơn so với bình thường, càng lúc càng tăng dần, cảm giác đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra. Sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa. Một vài trường hợp bà mẹ tắc tia sữa bị sốt hay tắc tia sữa có cục co cứng nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong. Việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài.

  • Phòng ngừa tắc sữa

Để phòng ngừa viêm tắc sữa sau sinh, quan trọng nhất là phòng nứt đầu vú. Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng thì cần phải vê kéo dần ra ngoài hằng ngày nhất là từ khi mang thai ở tháng thứ 8.

Tiếp đến, cần cho bé bú đúng giờ, mỗi lần bú không quá dài, khoảng 10 – 15 phút là đủ, không để bé ngậm đầu ti ngủ. Mỗi lần cho bú phải bú hết sạch bên này rồi mới đổi sang bên kia, nếu bú không hết thì vắt ra ngoài.

Mỗi lần cho bú, mẹ cần giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho con bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi bú xong lại phải lau sạch, khô. Nếu khi vắt sữa thấy bị tắc sữa hoặc chảy không thành tia thì phải xoa vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông sữa khi cho bú, hoặc là phải dùng máy vắt sữa thường xuyên như vậy sẽ tránh được tắc sữa.

Nên uống nhiều nước, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng sữa và các chất xơ từ rau quả, hạn chế ăn chất béo bão hòa…

  • Điều trị tắc tia sữa

Việc làm tan các vị trí sữa ứ đọng đã đông kết, thông thoáng hệ thống ống tuyến sữa và hạn chế việc xuất hiện thêm những vị trí mới sẽ giải quyết được triệu chứng và hạn chế hậu quả do tắc gây nên như: Viêm tuyến sữa, áp – xe tuyến vú, xơ hóa tuyến vú,…

+ Day ép, massage bằng tay

+ Dùng dụng cụ hút sữa

+ Sử dụng đèn hồng ngoại sử dụng trong điều trị tắc sữa

+ Dùng túi chườm nóng

🫘 Túi thảo mộc chườm bầu ngực 100% thành phần tự nhiên hỗ trợ mẹ trong việc nuôi bé con bằng sữa mẹ dễ dàng hơn.

🫘  Sản phẩm có thể sử dụng theo cách chườm nóng và chườm lạnh có tác dụng kích sữa, giảm tắc tia sữa đồng thời giảm đau và viêm bầu ngực cho mẹ sau khi sinh.

Nhanh tay đăng ký
để nhận ngay ưu đãi !
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký tư vấn